- Năm 1575, một thợ in người Ý tên là Francesco Rampazetto, đã phát minh ra scrittura tattile – một loại máy đã tạo được ấn tượng cho các chữ cái in trực tiếp trên các giấy tờ.
- 1714 – Henri Mill sáng chế máy đánh chữ thô sơ đầu tiên.
- 1829 – William Bert sáng chế máy “máy chữ cho người mù”.
- 1843 – Tracterobe sáng chế chiếc máy chữ với những phím chữ được sắp trên một đĩa bằng đồng, người sử dụng dùng tay quay đến từng chữ, phủ mực lên và gõ ra lên giấy.
- 1856 – máy chữ kiểu mới với các phím được bố trí theo hình tròn và mỗi lần gõ thì chữ sẽ được đánh vào một điểm ở giữa.
- 1867 – máy chữ cận đại đầu tiên sáng tạo bởi ba người Mỹ: C.Sholes, S. Soule và C. Glidden. Ba ông này lại bán bản quyền cho hai nhà kinh doanh Densmore và Yost với giá 12.000 đô Mỹ. Hai ông này ký hợp đồng với công ty làm súng Remington & Sons sản xuất máy chữ hàng loạt có tên “Sholes and Gliden Type-Writer” vào cuối năm 1873. Kỹ thuật tổng quát của loại máy này hiện hữu cho đến thập niên 1990, khi kỹ thuật máy tính ra đời với các máy in càng ngày càng rẻ, máy đánh chữ dần dần bớt được sử dụng.
- Tính đến năm 2011, máy đánh chữ gần như không còn được các doanh nghiệp, cơ quan sử dụng. Tuy nhiên, ở một vài nơi như Ấn Độ, máy đánh chữ vẫn được sử dụng tương đối phổ biến bởi nhu cầu viết đơn xin việc trước các công ty tuyển dụng. Sở dĩ máy chữ được ưa chuộng hơn máy in hiện đại vì người ta có thể mang nó đến bất cứ nơi đâu (thường là vỉa hè) quanh các cơ quan tuyển dụng, và dễ dàng soạn ra các mẫu đơn mà không cần hệ thống cồng kềnh gồm máy in kết nối với máy tính. Mặc dù ngay cả với lợi thế này, máy đánh chữ cũng đang dần dần ít đi do sự mọc lên của các cửa hàng in ấn chuyên nghiệp xung quanh các cơ quan tuyển dụng.Olympia báo cáo đã bán được 8.000 máy đánh chữ điện ở Đức trong năm 2013. Chúng được sử dụng khi việc sử dụng máy tính bàn đắt tiền, chẳng hạn như điền vào một số biểu mẫu hoặc tem dán nhãn các phong bì riêng lẻ.